Hai phụ nữ gặp nhau ở một spa chăm sóc sức khỏe và cùng nói chuyện về phong cách sống của mình, cũng như việc họ hy vọng sẽ sống khỏe mạnh ra sao. Một người hởi người kia về những thói quen hằng ngày, một cách rất chi tiết.

“Tôi ăn uống điều độ” – Người thứ hai đáp – “Tôi tập thể dục điều độ, tôi uống rượu vang điều độ, nói chung là tôi sống rất điều độ”.

“Vậy có việc gì mà chị làm khác đi không, tức là không điều độ ấy?”

“Có, tôi nói dối thoải mái luôn!“.

Có một câu ngạn ngữ của Hindu như thế này: “Kể cả nước trái cây cũng là chất độc nếu dùng quá mức”. Tôi cũng tin vào sự điều độ, vừa phải. Nhưng sự vừa phải lại đòi hỏi một mức độ kỷ luật cá nhân nhất định. Có nghĩa là nhiều khi bạn sẽ phải nói “không”. Nhưng nếu không bao giờ nói “không” thì sao? Sẽ thế nào nếu chẳng có một chút kiểm soát nào cả? Thành công và hạnh phúc đơn giản là sẽ không đến nếu bản thân bạn không có một chút kỷ luật cho mình.

ngoc-oi-minh-yeu-lai-tu-dau-nhe-

Một bệnh nhân đã miêu tả vấn đề này một cách rất hợp lý. Anh ta đang phải điều trị tâm lý khi luôn cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, một kiểu như trầm cảm. Và khi có một vị linh mục đến thăm, anh ta thú nhận: “Vấn đề làm cho con mệt mỏi chính là việc con bị lôi kéo bởi những thứ “nhất định phải có” trong suốt cả đời mình”.

Nếu không học cách nói “không” với bản thân vào những thời điểm cần thiết, thì có vẻ như chúng ta bị dẫn dắt bởi “những thứ nhất định phải có” trong suốt cả đời mình. Bất kỳ thứ gì chugns ta nghĩ mình phải có vào khảnh khắc này chính là thứ mà chúng ta đuổi theo. Chúng ta phải có nhiều niềm vui hơn, hoặc ít sự bất tiện hơn, hoặc phải có trải nghiệm này, hoặc có thứ mới kia, hoặc thêm một món đồ gì đó, hoặc có thứ gì đó khác to hơn và tốt hơn thứ hiện tại đang có… Bạn có vố số lựa chọn cho những thứ “nhất định phải có” đó.

Mặt khác, một số những người hạnh phúc nhất mà tôi biết đều là những người kiểm soát được bản thân mình trong phần lớn thời gian. Nếu họ làm gì đó quá mức, thì sự quá mức đó cũng không trở thành thói quen hay phong cách sống của họ. Nếu họ đi chệch khỏi mục tiêu đã đặt ra, thì họ cũng mau chóng trở lại đúng đường. Họ biết cách tìm hạnh phúc mà không bị lôi kéo bởi những thứ “nhất định phải có”.

Tôi thích cách nói của Bernard Baruch, một nhà tài chính, nhà đầu tư, nhà tư vấn danh tiếng: “Đến tận cùng, thì sự tự do duy nhất chính là tự do lập kỷ luật cho mình”. Quan điểm của ông là: Sự kiểm soát là bắt buộc, nó phải đến từ nơi nào đó. Nếu nó không đến từ chính chúng ta, thì sẽ là từ người khác.

Có kỷ luật là quyết định hông bị lôi kéo bởi những thứ “nhất định phải có”. Đó là một quá trình liên tiếp, kéo dài cả cuộc đời, và cùng là một điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để đạt được thành công.