Đêm chờ đợi
Ads Người người đi giày suno, nhà nhà đi giày suno! Giày nam suno chính hãng www.giaysuno.com
Ads ONECOIN là gì? Tại sao đồng tiền ONECOIN đang làm "khuynh đảo" cả thế giới?
Ads Săn vé giá rẻ mỗi ngày cùng Bay123.vn. Hotline: 0932 348 348
30/12/2015 3:00:32 | Thu Hằng | 112 lượt xem

Hari Won đăng ảnh buồn, Tiến Đạt vẫn đeo nhẫn khiến fan hi vọng ngày tái hợp
Đau khổ nhất là khi còn tương tư người cũ…
Phía cuối con đường có ai đó đợi em?
Tiếng thở thời gian
4 năm làm dâu, mẹ chồng vẫn gọi tôi là “con nạ dòng”

(iBlog.vn) Chị đang chờ anh đi làm về. Thỉnh thoảng liếc mắt nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường trước mặt nhưng chân chị vẫn đạp đều, âm thanh ro ro của chiếc máy may vẫn nhặt khoan theo nhịp chân của chị.

a (26)

Chị đang chờ…
Gần tết rồi, đồ khách nhiều, chỉ có một mình, chị phải tranh thủ may mới kịp giao cho người ta. May thêm một bộ quần áo là thêm một ít tiền, bớt phần vất vả cho anh. Trên cả điều đó, khi làm việc, thời gian đợi anh sẽ qua mau hơn, vì dù không có đồ may chị vẫn thức đợi anh về. Chị có sự chờ đợi hạnh phúc này năm năm rồi.

Hắn đang chờ…
Hắn đang chờ gì? Hắn cũng không biết. Cũng như không biết cái lạnh của những giọt sương đêm ướt đẫm vai hắn. Trước đây mấy phút thì hắn chờ người đàn bà đang ngồi may kia đi ngủ. Để hắn… Còn bây giờ? “Trời ơi! Mình vào đây để làm gì?” hắn tự hỏi? Đầu hắn nổ tung ra như vừa bị sét đánh. “Phải rồi! Mình vào đây để… Trời ơi! Khốn nạn!”. Ngực hắn nhói lên, mắt hắn nhòa đi, từng đoạn phim quá khứ hiện ra trong tâm trí hắn, giúp hắn nhớ lại tất cả. “Phải rồi! Mọi việc bắt đầu từ hồi chiều…”
– o O o –
Tự sự của người đàn bà
Năm năm trước, chị còn là người vợ không chồng, người mẹ hai mốt tuổi của đứa con gái lên ba. Mái ấm là căn phòng trọ tồi tàn trong hẻm nghĩa địa sâu hun hút và âm u như cái tên của nó. Chị lấy đường phố làm quầy hàng, xác thân làm vốn hành nghề và thù hận làm lẽ sống. Đối với xã hội, chị là một con điếm. Đối với hàng xóm, chị là mụ đàn bà nanh nọc với tất cả sự hung dữ của con gà mái đang nuôi con. Đối với con, chị là bà mẹ diệu hiền mà một người phụ nữ thất học làm nghề bán thân có thể có. Đối với mình, chị là… và sẽ là gì chị cũng không biết nữa, nếu không gặp được anh. Đêm đêm, khi đứa con gái say sưa trong giấc ngủ, nhìn vết sẹo trên chân nó, chị nhớ lại cái ngày định mệnh dun rủi cho chị gặp anh. Năm năm mà chị cứ ngỡ như mới hôm qua…
Hôm đó, chị chở con trên cái ba ga nhỏ đằng trước chiếc xe đạp dùng để hành nghề. Con đường đang mở rộng còn thi công lỡ dở đầy ổ gà và đá lởm chởm. Đứa bé bị dằn xốc ngồi không yên, khóc inh ỏi. Chị chồm tới phát vào mông nó thế là loạng choạng tay lái, đâm sầm vào chiếc xe khác. Con bé rơi xuống đất. Chị chết điếng chưa biết làm sao thì người đàn ông đã ôm gọn nó trong tay kèm theo tiếng quát: “Chạy đi đâu vậy hử? Cô không lo cho mình thì cũng lo cho đứa nhỏ chớ. Nó có gì cô biết tôi!”. “Trời đất! Ăn nói cái giống… Làm như con của nó vậy!”. Chị tức tái người nhưng đôi mắt rực lửa của anh và cái chân đẫm máu của con làm cho bao nhiêu câu chửi mắng thuộc lòng bị nghẹn lại. Chị riu ríu theo người đàn ông đưa con vào bệnh viện.
Khi chị ngồi ngắm từng giọt nước biển rơi rơi truyền nguồn sống cho con với cái băng trên chân trắng toát thì anh bước vào. Anh đưa cho chị ổ bánh mì. Lúc bấy giờ chị mới cảm giác đói. Anh vụng về xin lỗi chị về tai nạn vừa rồi, về câu nói sỗ sàng lúc đó. Không hiểu sao ý định trả đũa trong đầu chị biến mất. Có thể khi no người ta dễ thông cảm với nhau hơn. Cũng có thể vì anh nói chuyện trông rất hiền chứ không dữ dằn như khi quát chị. Rồi chị cười. Anh cũng bớt phần lúng túng. “Đối với tôi – anh nói – đứa con là tất cả cô à!”. Rồi như thanh minh, vừa lấy cái nón quạt cho đứa bé, anh vừa kể cho chị nghe anh là thương binh, một mảnh đạn của bọn Pôn-Pốt phang vào lưng anh. Hậu quả khi xuất ngũ về, người vợ anh cưới ở quê đi lấy chồng khác vì anh không còn khả năng làm chồng, làm cha. Anh bỏ quê lên thị xã làm công nhân và chuyện có một đứa con đối với anh mãi mãi chỉ còn là ước mơ…
Hôm sau, rồi hôm sau nữa, ngoài giờ đi làm, anh lại đến bệnh viện. Anh chăm sóc con bé có phần hơn cả chị. Dĩ nhiên, với sự khéo léo của người đàn ông chưa từng có con. Đứa nhỏ bớt đau cứ bi bô nói chuyện với anh. Hết đòi cái này đến đòi cái khác làm anh chạy lăng xăng mệt nhoài nhưng niềm vui hiện rõ trên ánh mắt. Khi nó ngủ, anh chị ngồi kể chuyện đời mình cho nhau nghe. Không hiểu sao với anh, chị có cảm giác tin tưởng đến thế. Từ lâu lắm chị hầu như mất niềm tin vào con người. Bên anh, chị thấy mình như đứa em gặp lại người anh sau nhiều năm luân lạc. Được một tuần thì anh biết chị là con bé mồ côi lúc năm tuổi. Bảy tuổi có mẹ kế và năm mười hai tuổi thì người cha cũng qua đời trong một tai nạn. Chỗ dựa cuối cùng mất đi, con nhỏ mồ côi không thể sống với dì ghẻ đành bỏ quê đi rửa chén giặt đồ cho người dì họ xa, chủ một tiệm may lớn trên thị xã. Khi công việc rỗi rảnh, nó được người dì cho dòm ngó, tập tành nghề may. Tuy ít học nhưng có khiếu, lại khéo tay chăm chỉ, đến năm mười bảy tuổi nó trở thành cô thợ may tay nghề khá vững vàng và có tiền để dành. Lúc này, nó cũng ấp ủ ước mơ như bao cô gái mười bảy tuổi khác. Rồi một hôm người trong mộng đến, cô thợ may bỏ nghề cuốn gói theo chàng sau một đêm noel hạnh phúc trong đau đớn, ngọt ngào. Đôi vợ chồng son sống trong một căn phòng trọ rẻ tiền. Hạnh phúc êm đềm được ba tháng thì nàng nghe trong bụng hình thành một mầm sống. Mầm sống lớn dần trong khi túi tiền xẹp xuống đồng thời xuất hiện những trận đòn. Chàng hoàng tử bạch mã lột mặt nạ hiện nguyên hình một gã giang hồ, một tên sở khanh, một thằng ma cô dắt gái chuyên nghiệp. Vào một đêm mưa gió, hắn về nhà sực nức mùi rượu cùng hai gã đàn ông khác. Lời cầu xin của cô, đứa con trong bụng cô không lai chuyển được lòng hắn. Bão tố nổi lên trong căn phòng nhỏ và bị lấn át bởi tiếng mưa bão bên ngoài. Cô trở thành tiếp viên bia ôm từ đó…
Mỗi ngày cô đi làm đem tiền về cho hắn. Không có thì hắn hành hạ cô bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết. Bao lần cô định đổi mạng mình với hắn nhưng nghe đứa con đạp nhói trong bụng cô lại cắn răng chịu đựng. “Con mình không có tội”. Cô nghĩ thế. Bao hy vọng cô đặt hết vào đứa con sắp sửa ra đời. Rồi bụng cô ngày càng lớn, nhà hàng đuổi về không cho làm nữa. Không có tiền hắn đánh mãi cũng chán. Với lại gần ngày sinh nở, cô yấu lắm. Hắn sợ lỡ tay thì hắn khốn. Rồi hắn bỏ đi. Để lại cho cô đống nợ tiền nhà, tiền điện, tiền rượu… Con cô chào đời không có cha và cô gọi nó là con Hận. Không dám về nhờ vả người dì họ, nhà hàng thì coi cô là hạng gái sề không đắt khách. Thế là sinh nở chưa đầy 2 tháng, cô ra đường làn nghề không vốn để nuôi con. Bản năng sinh tồn biến cô thành người đanh đá nhất trong xóm chị em, không chịu thua ai bao giờ. Cho đến khi gặp anh, đó là lần đầu tiên người đàn bà giang hồ chịu nín thinh khi bị đàn ông mắng…
Anh nghe chuyện của chị một cách bình thản không biểu lộ gì. Chỉ có đôi mắt rực lửa trở nên nghiêm nghị và sâu lắng hơn.
Con Hận ra viện. Anh không nói một lời nào, cũng không cho chị nói một lời nào. Anh ôm nó về nhà tập thể nơi anh ở, rồi ngày ngày chở chị đến ông thầy đông y chữa căn bệnh chị mắc phải khi làm nghề bán phấn buôn hương.