– Anh yêu em!

– Ừ…

– Em làm người yêu anh nhé?

– Không.

– Lí do?

– Em yêu Phong rồi.
– Ờ…Không sao, anh đợi…

– Dở hơi!

– Quá khen!

– Chịu anh rồi đấy…

2 giờ sáng.
Căn phòng vẫn lạch cạch tiếng bàn phím. Khanh vươn vai, nhấp thêm một ngụm café đắng ngắt. Đây không phải lần đầu anh nói với Khanh điều này. Mỗi lần như thế Khanh đều từ chối bằng một lí do khác nhau. Đơn giản bởi Khanh nghĩ mình không hợp với anh.

Anh sống nội tâm, ít giao tiếp, thẳng thắn nhưng ăn nói vụng về. Khanh thì lại thích những anh chàng hơi “xấu xa” một chút, hơi bảnh chọe một chút, hơi mồm mép một chút và… hơi khác người một chút. Người ta nói đúng : “Niềm vui thì dễ quên còn đau khổ thì không bao giờ”.

Khanh cũng đã từng điêu đứng với biết bao cuộc tình mà nhân vật nam chính luôn là kẻ hời hợt vô tâm. Đói thì thèm mà ăn no thì ngán. Cái lẽ ở đời nó thường trớ trêu như thế.

Khanh là một kẻ có tí “lập dị”, thích những thứ nằm ngoài quy luật có sẵn và phá cách lung tung, ghét những khuôn mẫu lề lối và hiển nhiên là không đời nào Khanh chịu buộc mình cho số phận đẩy đưa.

Khanh giống như một món đồ chơi lạ và độc, mà bất cứ đứa trẻ nào lần đầu tiên nhìn thấy cũng háo hức muốn mua về. Nhưng trẻ con thì chóng chán, chúng chỉ ham thích nhất thời rồi sẽ vứt toẹt món đồ chơi vào một xó khi đã hết giá trị tiêu khiển hoặc có một món đồ chơi khác thú vị hơn.
Không ít những kẻ tôn thờ Khanh như một món đồ đắt tiền, hàng trưng bày để trong tủ kính và phía trước có cái biển “Cấm sờ vào hiện vật”, Khanh lại thấy gò bó, khó chịu. Anh là một ví dụ. Đã có lần Khanh bảo anh:
– Con đường từ bạn bè trở thành là đường một chiều, chỉ có thể đi tới mà không thể quay đầu lại được. Cuộc đời chẳng nói trước được cái gì, yêu nhau mà chia tay thì một trong hai cũng sẽ đau khổ. Tốt nhất nếu quý nhau thì cứ làm bạn thôi anh…
Anh điềm đạm :
– Em không yêu anh thì cũng đừng cấm anh yêu em. Em có thể coi anh là bạn, là anh trai, là cái chai cái lọ gì cũng được… Nhưng em thì lúc nào cũng là người anh yêu nhất.
Khanh dường như không còn bất cứ lí lẽ nào để có thể đôi co với anh.
Chưa lần nào Khanh thành công trong việc đả thông tư tưởng của anh. Mà anh càng nói càng làm Khanh bế tắc và cảm thấy tội lỗi nhiều hơn. Cũng có khi Khanh tự hỏi liệu mình có chút tình cảm nào với anh không, nhưng điều Khanh luôn nhận được là một câu trả lời có 2 vế…

***
Phong lại khác hoàn toàn. Khanh yêu Phong, cuồng Phong, mê mệt Phong bởi cái nụ cười răng khểnh “chết người”, bởi khuôn mặt trẻ con, phong cách ăn mặc “chất điên đảo” cùng ti tỉ thứ mà Khanh cho là tốt đẹp khác. Ngồi nói chuyện với Phong có mà cười cả ngày, cười đau bụng, cười chảy cả nước mắt. Và những kẻ quái quái họ vẫn thường là một đôi thì phải. Khanh đến với Phong rất nhanh, như hack speed chỉ sau vài lần gặp gỡ nước non, chè cháo…

Khanh đã quái, Phong còn quái hơn. Phong luôn là kẻ bày ra những trò nghịch ngợm pha chút mạo hiểm và rủ Khanh làm bạn đồng hanh. Kiểu như mỗi lần hai đứa lượn đường “bán xăng dạo”, Phong lại thích trêu người. Với thâm niên “tổ lái” từ thời cấp 3, Phong đèo Khanh ôm chặt cứng, vỉa đầu 1 bác Camry bóng loáng, rồi lại đi từ từ ép bác ta vào lề đường và hét lên: “Đi gọn vào chú nhá”.

Bác Camry đỏ mặt tía tai: “Bọn ôn con chán sống rồi à?” còn Khanh và Phong thì vút nhanh, cười sặc sụa. Cũng có khi là lúc đi đường, thấy mấy em nữ sinh thướt tha áo dài đạp xe hàng 2 hàng 3 song song với mình, đang nói gì đó với Khanh, Phong quay sang “em áo dài”, tiếp luôn :

– Nhở em nhở!

“Em áo dài” giật mình, loạng choạng tay lái suýt lao xuống rãnh. Cáu lắm nhưng không dám nói gì vì thấy có “chị gái” đi cùng Phong. Khanh véo vào mạng sườn Phong :