Đi về phía rạng đông
Ads Người người đi giày suno, nhà nhà đi giày suno! Giày nam suno chính hãng www.giaysuno.com
Ads ONECOIN là gì? Tại sao đồng tiền ONECOIN đang làm "khuynh đảo" cả thế giới?
Ads Săn vé giá rẻ mỗi ngày cùng Bay123.vn. Hotline: 0932 348 348
18/01/2016 7:00:37 | Thu Hằng | 55 lượt xem

Tôi đã vực dậy từ cõi chết
Mình bị nhà chồng hắt hủi vì không cho em chồng tiền đi mỹ viện
Cô gái tự cưới mình để “thách thức” truyền thống ở Đài Loan
Người yêu cũ đòi qua đêm để xin một đứa con
Chẳng ai biết, chẳng ai đến bên, chẳng ai sẻ chia…

(iBlog.vn) Hai anh em nó lọc cọc đạp xe, líu lo chuyện trò. Cả làng, cả chợ vùng biên giới heo hút này, mọi người đã quen với cảnh ấy. Chúng đeo nhau như sam, đi đâu cũng không rời.

h (102)

Thằng anh lên mười, con em lên sáu, chưa đi học, nhưng chúng ăn nói lễ phép. Bà con thương hai đứa, một thứ tình thương đơn sơ, như cây cối trong vườn nhà nhìn quen mắt, thiếu đi là thấy trống.

Chúng đi về hướng quán cháo lòng bà Sáu, nơi có con chó hay sủa nhặng lên khi gặp con em. Quán đang vắng, thấy chúng đến, bà Sáu đon đả:

– Bà nhốt chó ra sân sau rồi. Hai tô hả con?

– Dạ một tô thôi – Thằng anh nói dứt khoát – Cho em, con không đói.

– Anh hai ăn luôn đi – Con em nói – Để dành một ngàn đó làm gì?

– Lát nữa cho em đi đu quay.

Thằng anh nói mạnh nhưng mắt nhìn đi chỗ khác, không dám ngó vô tô cháo bốc khói mê hoặc của con em. Thật lòng, nó đang đói.

Một thằng bé lấc cấc bước vào quán, hất hàm với bà Sáu:

– Cho một tô! Nhiều cháo, nhiều lòng, nhiều giá sống!

Vốn không ưa nó vì cái thói ăn cắp vặt và hỗn hào, bà ném ra cái liếc xéo.

– Rồi nhiều ớt không mậy?

– Thôi khỏi, ít ớt nghen. Giỡn chút bà cũng giận.

– Chà bữa nay có tiền sớm hén – Bà Sáu cạnh khóe khi bưng tô cháo ra cho nó.

– Tui có tiền, bà cứ bán – Nó cộc lốc – Bà móc họng tui hoài vậy?

Bà Sáu gắt:

– Mày nói chuyện kiểu đó tao vả rớt răng nghe mậy. Bộ có tiền rồi xấc láo với tao được hả?

Thằng anh mỉm cười, nhìn mông lung qua sân chợ, nơi có đặt cái đu quay cũ mèm, chạy bằng máy dầu. Nó giục con em:

– Em ăn lẹ đi, còn về mua rượu cho ba. Rề rà ba chửi cho coi. Với lại còn đi đu quay nữa đó em.

– Anh hai ăn một muỗng cháo với em đi, cho em vui.

– Thôi mà, anh không đói…- Nó quay đi, nhìn cái gì cũng được, miễn không phải tô cháo. Nó thèm lắm.

– Đi mà anh hai!

– Một muỗng thôi nghe em.

Ăn xong, chúng lại đèo nhau đi. Trời chiều vàng nắng xiên xiên. Hai cái bóng bé xíu tòng teng trên xe đạp. Một chai rượu trắng lỏng thỏng treo phía trước. Nắng tóm lấy hết cả, ném bóng chúng lăn dài trên cánh đồng mướt xanh, loằng ngoằng dấu chân của những cơn gió lớn.

Vừa về tới nhà, chúng đã nghe ba quát tháo.

– Cả ba mẹ con tụi bây là một lũ báo cô. Tao không ngóc đầu lên được là vì tụi bây, vì tụi bây, biết chưa? Một lũ ăn hại. Trời ơi! Có ai biết làm ra tiền đâu! Chỉ một mình thằng Bảy thợ hồ này…

Hai anh em líu ríu đem nộp chai rượu cho ba rồi nín thở rút lui. Chúng lại tót lên xe đạp, chạy hướng ra khu chợ. Chẳng đứa nào muốn nhìn những giọt nước mắt vỡ ra trên mặt mẹ. Chẳng đứa nào muốn nghe những lời thóa mạ khoan xoáy vào đầu óc. Chúng lầm lũi chạy về cái đu quay đang bắt đầu rộn rã tiếng máy. Khi ấy màn đêm đang từ từ tiến tới, từ từ nuốt chửng lấy hoàng hôn.

Thằng anh chép miệng:

– Phải chi anh làm ra tiền phụ ba hén em! Anh làm ra tiền, ba mẹ đỡ cãi nhau. Anh làm ra tiền, em đi đu quay đã đời luôn, chớ không chỉ một vòng hết một ngàn này rồi thôi. Lần nào em đi xong đu quay, anh cũng thấy em bước xuống lựng sựng. Anh biết em còn thèm.

– Vậy thôi, em không đi đu quay nữa, cho đỡ tốn tiền, cho anh hai được ăn tô cháo của bà Sáu…

– Em nói bậy. Anh lớn rồi, phải có trách nhiệm chớ em. Em cứ đi đu quay. Anh thấy em cười em vui là anh dễ chịu liền hà. Buồn mấy cũng qua hết.

Rồi nó nói thêm, như mơ.

– Anh mà có tiền, anh cũng đi đu quay như em. Anh sẽ lựa con ngựa để cưỡi chứ không lựa con nai như em đâu. Khi mình bay bổng trên đó, em có thấy kỳ kỳ trong mình không? Giống như… như mình biết bay lên trời vậy. Bay cao miết, cao miết tới những ông sao lóe sáng trên kia luôn. Giống như… như mình quên được buồn phiền vậy.

– Khi cưỡi con nai, em nhắm mắt lại là em tưởng em như ông già Nô-en, chở quà qua đồng tuyết thiệt lạnh, đem niềm vui đến cho các bạn khác cũng đang khổ như mình đây.

– Mình đâu có khổ em. Mình chỉ buồn chút vậy thôi, lát sau hết liền hà. Ừ, anh nghĩ ra một cách kiếm tiền rồi. Bắt đầu từ mai, anh em mình đi lượm bịch nylon. Có một chỗ nhiều lắm, em nhớ không?

– Ở đâu vậy anh? – Con em náo nức.

– Chỗ bờ mương nhà máy xay lúa, gần cầu sắt, nhớ hôn? Chỗ mình vẫn hay nhảy ùm xuống tắm sông đó! Chiều mai nếu kiếm được chừng năm ngàn là ngon lành rồi.

Thằng anh cười, con em cười theo. Cả hai ngước mắt nhìn lên vòm trời đen thẫm, lấp lánh những vì sao mới mọc, như những đôi mắt cười tươi roi rói.

*

Anh lái xe, băng băng lướt gió chạy về hướng Tây. Hướng Tây! Ở đó có biên giới Việt Nam – Campuchia. Ở đó, bao tiền nặng chình chịch gồm hai trăm triệu kia sẽ được đổi thành vàng thẻ. Anh sẽ ôm đi tất, sẽ bỏ xe lại, sẽ lặng lẽ chuồn qua biên giới. Qua tới bờ bên kia, sẽ không còn ai biết anh là gã tài xế quèn, cướp tiền của công ty mà bỏ trốn nữa. Anh sẽ để cái kiếp mạt vận của mình lại bên này cùng với sự sững sờ của bao kẻ khác.

Chân ga cứ đuổi theo ý nghĩ khiến xe lao đi với tốc độ kinh hồn. Máy lạnh chạy hết sức, phả ra hơi lạnh buốt. Anh chợt nghĩ đến một tai nạn. Ừ thì sẽ rắc rối với cảnh sát. Thì vở lỡ cái bao tiền hai trăm triệu trong cốp xe kia. Thì tan hoang cái kế hoạch thơm mùi vàng kia. Thì anh lại đứng bên này biên giới và được cộng thêm tội, thành hai: Cướp tiền rồi gây tai nạn, sướng chưa?

Anh lái xe chậm lại, rồi thật chậm. Con đường nhựa trôi về hướng mặt trời lặn bỗng dài ườn ra, uể oải. Những ánh mắt xa lạ cứ chòng chọc nhìn vào xe anh. Những người Khơ-me đang lắc lư trên những chiếc xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống, những chiếc xe hai bánh ven đường, những chiếc xe ngựa lững thững chạy… Ai trên đó cũng ngoái nhìn vô xe anh. Sao họ biết chuyện gì đã xảy ra? Bao tiền sau cốp xe, biển số xe đã thay bằng biển giả, mình đang lái xe rất cẩn thận… Có gì đâu! Nhưng họ cứ lom lom nhìn.

Anh thấy mồ hôi tươm ra, lạnh hết vùng da đầu, nơi có cái mũ lưỡi trai kéo sụp xuống che bớt khuôn mặt vốn đã bị án ngữ bởi cặp kính đen nhưng nhức. Công ty đã biết chuyện và có người đang theo dõi mình? Đáng lý chạy về hướng đông thì mình lại chạy về hướng tây? Vô lý! Chở tiền về trễ là chuyện bình thường. Anh đã làm hàng chục lần rồi. Xe hư về trễ chẳng hạn, chỉ cần báo sếp một tiếng là xong. Kìa, anh đang vượt qua một khu chợ xã ven chân núi, lại thêm một rừng ánh mắt dõi theo xe!