Đang có những diễn biến trái chiều trên các phân khúc của thị trường bất động sản tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Cũng vì sự trái chiều trong thanh khoản của các phân khúc đã dẫn tới một thực tế rằng, trong khi dự án [replacer_a] ồ ạt chào bán cắt lỗ căn hộ dự án thì những người có nhu cầu mua nhà để ở vẫn than khó khi tìm cho mình một căn hộ, mảnh đất vừa tiền, vừa ý.


Với giới đầu tư bất động sản, trước đây tháng 7 âm lịch được cho là “tháng cô hồn”, nghĩa là trong suốt cả tháng trời đó trên thị trường gần như không có giao dịch vì hầu như ai cũng kiêng kị chuyện mua bán trong tháng ngâu. Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường từ đầu năm đến nay, dường như tháng nào cũng là “tháng cô hồn” đối với giới kinh doanh địa ốc. Chính vì thế, khi mà số tiền “mắc cạn” trong các căn hộ, lô đất ngày một chất cao thì dẫn tới việc bán tháo càng nhanh càng tốt, bất chấp thời điểm.

Trước đó, dự án [replacer_a] cũng được hai nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land chào bán 120 căn với mức giá chỉ còn 18,2 triệu đồng/m2, giảm 30% so với mức giá mà hai đơn vị này đã mua lại từ chủ đầu tư là Hoàng Anh Gia Lai. Đây cũng là dự án từng nổi đình nổi đám trong đợt xả hàng bất động sản vào năm 2009, khi chủ đầu tư quyết định giảm hơn 40% giá, từ mức 2.300 USD/m2 xuống 1.350 USD/m2.

Gặp một số người tại sàn giao dịch bất động sản ACB, hầu hết đều cho biết, họ đang có nhu cầu tìm mua nhà, đất nhỏ lẻ để ở, tranh thủ lúc thị trường ếm ẩm, giá cả giảm khá mạnh. Tuy nhiên, với họ, việc thị trường đóng băng và chuyện mua được nhà đất nhỏ lẻ, giá thấp lại là hai câu chuyện khác nhau. Theo phản ánh của người dân, khu vực và loại nhà đất mà họ muốn mua vào thời điểm này là nhà ở riêng lẻ, đất thổ cư hoặc chung cư cũ trong các quận nội thành. Đặc biệt, loại bất động sản này phải có diện tích vừa phải, với đất thì chỉ từ 20 – 30 m2, chung cư chỉ trên dưới 50 m2.

Điển hình là 2 dự án chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) và dự án trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng). Đây là hai dự án đã gây náo loạn thị trường hơn 1 năm về trước khi được chủ đầu tư công bố chào bán với mức giá bán vào loại “khủng” nhất thị trường. Tuy nhiên, trong số vài trăm nhà đầu tư trót đóng tiền theo tiến độ, hầu hết đang tỏ ra ngán ngẩm lẫn lo sợ cho số phận căn hộ của mình khi mà viễn cảnh thị trường vẫn được dự báo là u ám kéo dài.

Theo ông Dũng, sở dĩ lượng khách tìm hiểu đất, hoặc đất có sẵn nhà đơn lẻ, giá vừa phải được hỏi nhiều vì phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ. Chính vì vậy, thay vì phải dành dụm tiền để mua những căn hộ chung cư dự án 2 - 3 tỷ đồng, họ đã chọn phương án mua một mảnh đất giá vừa phải để giải quyết nhu cầu chỗ ở. Thế nhưng, nguồn cung đối với dạng bất động sản này tại Hà Nội hiện rất hạn hữu.

Khảo sát của VnEconomy cho thấy, trái ngược với phân khúc căn hộ chung cư (dự án), số lượng nhà riêng lẻ hay chung cư cũ trong khu vực nội thành được rất ít người rao bán. Lác đác có vài hộ chào bán thì giá cũng không quá mềm như khách hàng kỳ vọng. Chẳng hạn, một căn hộ chung cư cũ khoảng 40m2 gần chợ Nghĩa Tân hiện vẫn được rao bán với giá 2 tỷ đồng hay các lô đất sổ đỏ trong ngõ sâu Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân) vẫn được gia chủ hét giá từ 30 -50 triệu đồng/m2. Với những người hạn hẹp về tài chính, việc tìm mua được một mảnh đất có diện tích nhỏ khoảng 25 -30 m2 cũng không hề dễ vì nguồn cung không nhiều.

Đại diện của sàn giao dịch bất động sản VietLand cho hay, mặc dù thị trường khó khăn, căn hộ dự án đắp chiếu hàng loạt, song thực tế suốt mấy tháng qua, số người tìm đến sàn này nhờ tìm mua nhà riêng lẻ, đất thổ cư dưới 2 tỷ đồng vẫn khá nhiều. Tuy nhiên, giao dịch thành công lại không đáng kể vì hầu hết đều không đáp ứng được các điều kiện, đặc biệt về giá cả và diện tích, vị trí, hướng của người mua lẫn người bán.

Trao đổi với VnEconomy, ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho rằng với thu nhập thực tế của người dân hiện nay rất khó có thể mua được những căn nhà hay những mảnh đất nội thành có diện tích lớn và chất lượng cao. Nhiều gia đình sau hàng chục năm tích góp chỉ dành ra được trên dưới 1 tỷ đồng nên việc mua những căn nhà, mảnh đất 4 – 5 tỷ đồng là điều không tưởng.

Tại thị trường Tp.HCM, tình trạng bán cắt lỗ căn hộ dự án lại càng diễn ra rầm rộ hơn. Công ty Long Hưng Phát đã công bố chào bán căn hộ dự án Bảy Hiền Tower (quận Tân Bình) với mức giá 16 triệu đồng/m2, thay vì 24 triệu đồng/m2, giảm hơn 33% so với mức giá chào bán lần đầu tiên. Đáng chú ý, một số nhà đầu tư thứ cấp sau một thời gian hồ hởi rót hàng chục tỷ đồng vào các dự án căn hộ cao cấp, nay thấy thị trường càng ngày càng thê thảm đã không “chịu được nhiệt”, công bố cắt lỗ hàng trăm triệu đồng chỉ mong thoát được hàng càng sớm càng tốt.

Căn hộ tại dự án Carina Plaza (đại lộ Võ Văn Kiệt), do Công ty Năm Bảy Bảy làm chủ đầu tư, với mức giá 13,2 triệu đồng/m2, giảm xấp xỉ 15% so với mức giá bán vào giữa tháng 3/2012. Bên cạnh những dự án có mức giảm giá khá mạnh này, hàng loạt dự án căn hộ khác trên địa bàn Tp.HCM tung ra bán thời gian gần đây cũng đua nhau giảm giá 5 - 12%, như dự án chung cư Nguyễn Thượng Hiền (Gò Vấp), The Hamona (Tân Bình), Belleza (huyện Nhà Bè), Phú Lợi (quận 8)...

Theo ông, giải pháp tốt nhất đối với bộ phận người dân đang gặp khó khăn về nhà ở lẫn tài chính là chấp nhận ra ngoài khu vực ngoại thành, mua nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội hoặc đăng ký thuê nhà tại các khu vực tiện cho việc mưu sinh, học hành.

Điểm đáng chú ý trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8 tháng đầu năm là, kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm lên tới 1,726 tỷ USD. Sau nhiều quý sa sút, sự trở lại của FDI vào bất động sản là một điều ngạc nhiên, đặc biệt trong bối cảnh thị trường này còn rất ảm đạm.

Tuy nhiên, cũng có không ít dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản đã và đang sa lầy ở Việt Nam. Danh sách dự án chậm tiến độ đang được nối dài thêm, tiêu biểu như Khu chung cư Quốc tế Booyoung (Khu đô thị Mỗ Lao, TP. Hà Nội), Dự án Times Square (đường Phạm Hùng, Hà Nội) của VinaCapital, Dự án Park City (đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội), Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (TP.HCM), Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế của Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad (Malaysia), Dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước (TP.Đà Nẵng), Khu đô thị Halong Star (Quảng Ninh)…

Ngoài “dấu ấn Nhật Bản”, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp và các quỹ đầu tư bất động sản các nước châu Á khác cũng có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Mới đây, theo Báo Gulf Times, Qatar đang có kế hoạch đầu tư một loạt dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Các dự án này tập trung vào phân khúc cơ sở hạ tầng đa năng, thương mại, nhà ở, khách sạn, thông qua liên doanh với Qatari Diar Real Estate Company.

Trong khi đó, Tập đoàn Mapletree (Singapore) vừa khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại SC VivoCity, nằm trong Khu phức hợp Saigon South Palace (quận 7, TP.HCM) hồi tháng 3/2012. Mapletree cam kết đầu tư tới 1 tỷ USD vào Việt Nam và đã lên kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư để đầu tư vào các dự án bất động sản tại Việt Nam. Một tập đoàn khác là SP Setia Bhd (Malaysia), hiện đang phát triển 2 dự án tại Bình Dương, cũng có chủ trương mở rộng đầu tư ra 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM…

Tại buổi tọa đàm “Thị trường bất động sản: Hiện trạng và giải pháp kinh doanh” do Báo Đầu tư tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội đã tiết lộ, thời gian gần đây, nhiều khách hàng nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia tới Savills đặt hàng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Ông Trần Tấn Thiện, Chủ tịch HĐQT Công ty Song Phát, đơn vị đang thực hiện nhiều thương vụ tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài cũng cho biết, vốn đầu tư của các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản, đã tăng mạnh trong 6 tháng qua.

Như vậy, dù còn nhiều thách thức trong ngắn hạn, nhưng nhìn chung, Việt Nam vẫn được xem là một thị trường nhiều tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc dòng vốn FDI “quay đầu” hướng vào bất động sản khi thị trường còn đóng băng được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng thay đổi cục diện bí bách hiện nay của thị trường này.