Ngày 10-1, UBND TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp nghe báo cáo một số đồ án kiến trúc, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn TP và công tác chọn điểm quy hoạch năm 2014. Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến chủ trì. Đồng chí Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP dự và chỉ đạo công tác quy hoạch. Một trong những dự án [replacer_a] thu hút sự chú ý của nhiều người dân đó là quy hoạch phát triển Làng Vân. Theo Viện Quy hoạch và Chủ đầu tư Vinpearl báo cáo, DA Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp cao cấp Làng Vân được thiết kế bởi tập đoàn nổi tiếng W.A.T.G (Hoa Kỳ) với tổng diện tích 1.365,6ha tại P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu.


Trong đó: 210ha diện tích đất giao quyền sử dụng đất được xây dựng hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng; 159ha đất cho thuê được xây dựng các hạng mục resort (24,9ha), khu khách sạn (21,8ha), căn hộ (1,5ha), công viên chuyên đề (78ha), đất thương mại (12,8ha), khu dịch vụ (7,8ha), còn lại trạm cáp treo, khu spa, CLB du thuyền, khu hồ nước nhân tạo, cảnh quan...; diện tích đất TP giao quản lý 999,6ha (bao gồm 500ha mặt nước) được thiết kế các hạng mục đất cây xanh, giao thông, bãi cát, phần còn lại giữ nguyên đất rừng...

Mật độ xây dựng toàn bộ DA là 10,6%. Ngoài ra, chủ đầu tư [replacer_a] xin TP giao luôn cho chủ đầu tư quản lý diện tích cây xanh cảnh quan, mặt nước nhân tạo, giao thông, bãi cát có mặt bằng xây dựng thuận lợi khoảng 58,3ha. Sau khi nghe báo cáo phương án thiết kế của Viện Quy hoạch và chủ đầu tư, lãnh đạo TP thống nhất phương án, lưu ý đến việc quản lý diện tích đất rừng. Một DA khác nằm ở vị trí vô cùng đắc địa với 4 mặt tiền đường Ngô Quyền - Nguyễn Công Trứ- Trần Hưng Đạo và đường gom cầu Sông Hàn, đó là DA trung tâm thương mại Capital Square có diện tích 86.485m2 của chủ đầu tư VinaCapital.

Theo quy hoạch được phê duyệt năm 2012 của TP Capital Square 1 có 6 khối căn hộ, 1 khối khách sạn, có chiều cao từ 27 đến 32 tầng, mật độ xây dựng 45%. Hiện nay chủ đầu tư đã xây 1 khối căn hộ Azura 34 tầng trên diện tích 4.391m2. Sau khi Tập đoàn vingroup ký kết hợp tác với Tập đoàn VinaCapital để đầu tư vào phần đất còn lại 20.707m2 vì vậy, chủ đầu tư đề nghị xây dựng 1 khối trung tâm thương mại 7 tầng + 2 tầng hầm theo kiến trúc kiểu tòa nhà Vincom Eden A tại TP Hồ Chí Minh và 1 khối căn hộ để bán và cho thuê cao 32 tầng + 2 tầng hầm.

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện trạng các lô đất bỏ trống tại các vị trí có giá trị lớn, Sở Xây dựng đề xuất điều chỉnh mục đích sử dụng đất đối với 23 khu đất hỗn hợp – thương mại dịch vụ thành đất ở. Cụ thể, hàng loạt lô đất trên đường Nguyễn Văn Linh nối dài và đường Võ Văn Kiệt; lô đất thuộc KDC số 5 Nguyễn Tri Phương; lô đất góc Đông Nam đường Nguyễn Nguyễn Hữu Thọ - đường 30 Tháng 4; Khu đất A1.14 tại Khu C Nam cầu Cẩm Lệ; 2 lô góc đường Chương Dương và đường Phan Hành Sơn, KDC Nam cầu Trần Thị Lý...

Đối với DA mở rộng Bệnh viện Phụ sản – Nhi lên 1.200 giường bệnh, Sở Y tế đề nghị mở rộng thêm 5,8ha về phía tây với kinh phí đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, nguồn vốn này được T.Ư cấp. Theo Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến, việc mở rộng Bệnh viện Phụ sản - Nhi là điều kiện cần thiết và cấp bách, tuy nhiên không thể mở rộng phía tây vì đây là khu vực dân cư đông đúc, ổn định nên không thể di dời giải tỏa mà chỉ đồng ý cho phép mở rộng tại chỗ vì khuôn viên bệnh viện đang có diện tích đất trống lớn.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp quy hoạch, đồng chí Trần Thọ nghiêm khắc phê bình Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, quận Thanh Khê vì không đi tham dự cuộc họp quy hoạch. Theo đồng chí Trần Thọ, họp quy hoạch là một cuộc họp quan trọng liên quan đến đời sống dân sinh tại các địa bàn nhưng Chủ tịch quận không đi hoặc cử người không đúng chức năng nhiệm vụ đi không thể giải quyết được vấn đề.

Vì thế, tới thời điểm này, dù số lượng nhà đất ế ẩm đã giảm tới 1/3 song, tổng giá trị tồn kho vẫn còn rất lớn. Hiện nay, căn hộ chung cư còn 20.012 căn, tương đương 29.230 tỷ đồng, nhà thấp tầng 13.585 căn (24.140 tỷ đồng), đất nền 10.800 triệu m2 (34.890 tỷ đồng), đất nền thương mại 2.002 triệu m2 (6.199 tỷ đồng). Hà Nội tồn kho 6.580 căn chung cư và thấp tầng (12.900 tỷ đồng)... Rõ ràng, người có nhu cầu cũng như các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi một mức giá hấp dẫn hơn nữa trước khi tiến hành giao dịch.

Năm 2013 tiếp tục là một năm bết bát với bất động sản. Vô số dự án tiếp tục “đắp chiếu”, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa. Nhà bỏ hoang, dự án cỏ mọc xuất hiện khắp nơi. Nhiều giám đốc, tổng giám đốc bỏ trốn, hầu tòa. Trước tình hình như thế, ít người đưa ra dự báo quá lạc quan cho năm 2014. Bộ Xây dựng ghi nhận, năm qua, cơ cấu hàng hóa BĐS đã được điều chỉnh sát với nhu cầu thị trường. Số giao dịch thành công ghi nhận được có tăng dần về cuối năm. Cụ thể, tại thị trường Hà Nội, năm 2013 có 6.450 giao dịch tại các dự án, trong đó quý I có 800 giao dịch, quý II có 1.050 giao dịch, quý III có 1.600 giao dịch và quý IV có 3.000 giao dịch.

Đồng chí Bí thư lưu ý, khi duyệt quy hoạch cho các nhà đầu tư phải có cam kết, các đồ án quy hoạch đã được lãnh đạo TP phê duyệt thì phải đưa vào kế hoạch để đầu tư. Liên quan đến công tác chọn địa điểm, đồng chí Trần Thọ yêu cầu Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch trước khi đưa ra họp công khai thì phải nắm được bao nhiêu đơn vị xin địa điểm để đầu tư, từ đó có cơ sở để đấu giá công khai đảm bảo công băng và khách quan...