Người dân ngụ tại [replacer_a] vô cùng khốn đốn vì chung cư xuống cấp quá trầm trọng, trong khi đây lại là nơi cư ngụ của 374 hộ dân. Hiệp Bình Chánh tọa lạc tại đường 23, KP.5, P.Hiệp Bình Chánh, do Công ty xây dựng và phát triển nhà Q.3 làm chủ đầu tư, nhằm tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Trường tiểu học Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Q.3 vào năm 1999. Từ phản ảnh của nhiều hộ dân, PV Thanh Niên đã đến tận nơi và ghi nhận tình trạng của CC này. Bên ngoài, từng mảng tường bị bong tróc, nứt nẻ. Nhiều khe nứt to chạy dọc theo chân các bức tường của cả 3 lô A, B, C. Phía trong, nền gạch nhiều chỗ bị lún, nứt. Từ những khe nứt, nước trào ngược lên bốc mùi hôi. Phía cuối lô A, đoạn tiếp giáp với lô B, nước từ gầm cầu thang chảy ra lênh láng.


Nền đất gầm cầu thang thoát hiểm của lô C bên ngoài và bên trong bị lún trầm trọng, gạch lát nền bị vỡ tạo ra khe hở đến hơn 10 cm, nước đen trào ngược bốc mùi hôi khó chịu. Người dân phải kê những tấm ván cửa làm cầu tạm đi qua. Xung quanh khu CC là những những bãi sình lầy, cỏ hoang mọc ngập rác và mùi thối, nhiều khu đất trống bị biến thành nơi trồng rau và kinh doanh của các hàng quán. Ông Nguyễn Văn Lĩnh, tổ trưởng tổ dân phố 60, KP.5, P.Hiệp Bình Chánh cho biết người dân phản ánh bức xúc rất nhiều, ông cũng đã kiến nghị lên các cấp nhưng không hiệu quả. Còn ông Nguyễn Hoài Phương, Trưởng ban Quản lý CC cho biết đã đưa nhiều kiến nghị của bà con đến đơn vị quản lý là Công ty dịch vụ công ích Q.Thủ Đức nhưng vẫn chưa được khắc phục.

Bên trong các căn hộ ở CC, các bức tường thuộc dự án [replacer_a] đều bị ố từng mảng do bị thấm nước. Ông Trần Văn Lộc, tại hộ 008 lô A bức xúc: "Xuống cấp tệ hại quá. Trần thì thấm dột, tường nứt nẻ, nền gạch lún, lâu lâu tôi phải sửa lại nhưng chỉ được thời gian ngắn lại bị trở lại". Việc sửa chữa tốn kém, nhưng không phải là điều đơn giản. Anh Huy, ở tầng trệt lô A, cho biết vừa chống thấm trần nhà do nước từ toilet của căn hộ bên trên chảy xuống. Để làm được, anh phải chạy lên căn hộ phía trên xin được bỏ tiền làm lại cái toilet cho họ. "Cũng may là họ hợp tác chứ nếu không thì cũng đành chịu", anh nói.

Các hộ ở tầng trên cũng khổ không kém, như căn hộ của bà Nguyễn Thị Huệ, số 515 lô B. Trần la phông thạch cao bị sập gần như hoàn toàn, những thanh đòn tay đỡ mái tôn bị mối mọt ăn nham nhở, nhiều thanh bị mục gãy, nhưng vẫn không dám tự sửa chữa. Bà Huệ bức xúc: “Mỗi lần trời mưa là nước chảy ngập nhà, khổ lắm nhưng đành chịu, mà rao bán chẳng ai dám mua". Gần đó, căn hộ của bà Trần Thị Ví, số 518 lô B cũng chịu chung số phận. Dù nhiều dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp (NTNT) tại Hà Nội đã được bàn giao cho khách hàng, nhưng chưa nơi nào có giá chính thức, mới chỉ là tạm tính. Nhiều khách hàng lo lắng về giá trị thật của căn hộ đã mua. Trong khi đó, nhiều NTNT có giá cao hơn cả nhà thương mại.

Trong số các dự án NTNT hiện nay, dự án CT1 Ngô Thì Nhậm được bàn giao đã 3 năm; dự án Kiến Hưng cũng đã được hơn 1 năm, đều do Cty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) làm chủ đầu tư. Đây cũng là 2 dự án bàn giao nhà sớm nhất trên cả nước, nhưng tới nay vẫn chưa có giá chính thức. Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho hay, các vấn đề liên quan tới giá và thẩm định giá bán NTNT do Sở Tài chính phụ trách. Tuy nhiên, theo đại diện Sở Xây dựng, quy định là giá chính thức không được cao hơn giá tạm tính.

Tính từ thời điểm dự án nhà thu nhập thấp (NTNT) đầu tiên được bàn giao cho khách hàng (năm 2011) tới nay, riêng địa bàn Hà Nội đã có 5 dự án hoàn thành, với hàng ngàn hộ dân tới ở. Ngoài ra, còn hàng chục dự án khác đang triển khai. Tuy vậy, chưa có dự án nào công bố giá bán chính thức, tất cả mới là tạm tính. Điều này làm những người mua NTNT băn khoăn, lo ngại giá bán đã bị “làm giá” nên doanh nghiệp mất nhiều thời gian để khớp thủ tục. Thực tế, NTNT đã nhận được nhiều ưu đãi từ chính sách, thủ tục, tới ưu đãi vốn vay, thuế, như: Miễn Tiền sử dụng đất; vay vốn lãi suất thấp hơn thị trường; được Thế chấp nhà hình thành trong tương lai để vay vốn; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế giá trị gia tăng…

Tuy vậy, giá của không ít dự án NTNT tại Hà Nội thậm chí còn cao hơn giá nhà thương mại. Như dự án NTNT 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), SDU-143 Trần Phú (Hà Đông) có giá xấp xỉ 15 triệu đồng/m2, ngang bằng giá các dự án nhà thương mại như CT12 Văn Phú (Hà Đông), chung cư 143 Hạ Đình. Thậm chí, mức giá trên còn cao hơn giá căn hộ tại dự án Đại Thanh, Kim Văn – Kim Lũ… Các dự án NTNT khác như: Kiến Hưng (Hà Đông), Sài Đồng (Long Biên), Đặng Xá (Gia Lâm)… cũng có giá từ 10-13 triệu đồng/m2.

Không chỉ vậy, việc chậm trễ công bố giá chính thức khiến nhiều người thu nhập thấp mua nhà băn khoăn. “Gia đình tôi tới ở đã được 3 năm, gần tới hạn có thể bán (ít nhất 5 năm - PV) vẫn chưa thấy chủ đầu tư thông báo giá chính thức. Hợp đồng và thanh toán tiền vẫn giá tạm tính, không biết còn tạm tính tới bao giờ”, chị N.T.P. (xin giấu tên), ở NTNT Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) nói.