Các cô nàng còn ngồi trên ghế giảng đường và mới ra trường bỗng nhiên rộ lên phong trào đăng tải các bài viết về chuyện hôn nhân. Nhìn chung, phần đông ý kiến cho rằng bạn nên trải nghiệm cuộc sống đôc thân ở tuổi đôi mươi và kết hôn cuối “đầu 2″ thậm chí là những năm đầu của độ tuổi ba mươi.

Bạn nên đánh dấu những mục tiêu đặt ra cho chính mình: du lịch vòng quanh châu Âu, tạo một tài khoản trên mạng để làm quen với nhiều bạn mới, hẹn hò, thử có 1 mối quan hệ mở ít nhất 1 lần và bạn sẽ gặp được có thể là 1 anh chàng cực nam tính/nổi loạn/ hay thông minh sắc sảo khi bạn bước sang tuổi 28-29.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp được một anh nhưng lại rơi vào tình huống “đúng lúc nhưng không đúng người”? Hay gặp được đúng người ngay khi còn ngồi trên giảng đường hoặc khi thực tập ở một công ty nhưng bạn vẫn chưa độc lập được về tài chính, liệu đó có phải là thời điểm thích hợp để nghĩ đến chuyện đính hôn hay không?

ket-hon-blogtamsuvn-1

Ở tầm tuổi tôi (năm nay tôi 22 tuổi và còn độc thân), bạn bè của tôi có người vẫn là còn độc thân và chưa 1 lần hẹn hò, có người vẫn còn ngồi trên giảng đường nhưng lại đang trong 1 mối quan hệ lâu dài, người thì vẫn còn ngồi trên giảng đường nhưng đã có vài mụn con hay mới tốt nghiệp gần đây nhưng đã đính hôn hoặc đang nghĩ đến chuyện kết hôn và một số thì vừa mới cưới… Hầu như trường hợp nào tôi cũng đều gặp qua cả, đấy giống như là một quy cách của thế hệ này vậy… Bởi lẽ ở mỗi người đều có những ngã rẽ khác nhau ở tuổi đôi mươi, đều đang hoàn thiện bản thân và khám phá ra những mục tiêu của đời mình.

Vậy liệu có ổn không khi bạn kết hôn ở tuổi đôi mươi?

1. Điều đó phụ thuộc vào bạn và đối phương có muốn tiến xa hơn mức hẹn hò hay không
Ads Ai cũng học Đại học qua mạng. Còn bạn?
Ads Thuỷ Tiên chia sẻ tuyệt chiêu đảm bảo mi dài và cong sau 7 ngày
Ads Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh

Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ chưa có ý định kết hôn ở tuổi 21-25. Họ muốn trải nghiệm cảm giác hẹn hò một cách thật vui vẻ và thoải mái – có thể bạn cũng có suy nghĩ tương tự, đó thường là tiêu chí hàng đầu khi tìm kiếm các mối quan hệ ở độ tuổi này.

Tuy nhiên, nếu bạn đã hẹn hò được một thời gian và bạn cảm thấy rằng mối quan hệ của mình có thể tiến xa hơn, thì hãy nên bắt đầu suy nghĩ về tương lai đi là vừa. Cả hai có muốn dọn đến sống cùng nhau chưa? Có nên nuôi một chú cún trong nhà trước khi sinh con? Hay cả hai có thể đấu tranh vượt qua những mâu thuẫn vợ-chồng? Đấy là những vấn đề quan trọng cần đề cập đến.

Bạn có thể cảm thấy bản thân mình hợp cạ với rất nhiều người khác nhau khi trải qua những mối quan hệ “ngắn hạn”. Chuyên gia tư vấn hẹn hò Matthew Hussey từng nói “Sự gắn kết vốn không lãng mạn bằng sự đầu tư”.

Bạn có thể tìm được những sự gắn kết chân thành từ nhiều người khi bạn ở độ tuổi 20 cũng như xuyên suốt cuộc đời mình. Tuy vậy, có rất ít người tỏ ra hứng thú với việc đầu tư vào tương lai cùng bạn và cũng rất ít người có khả năng thực hiện được điều đó.

ket-hon-blogtamsuvn-2

Hãy cảm nhận những nốt thăng và cả những nốt trầm xuyên suốt trong một mối quan hệ lâu dài trước khi bàn đến việc kết hôn. Hãy nhớ rằng, bạn không thể cứ đi đến trước mặt và ra lệnh cho anh ta phải cưới bạn, thay vào đó hãy thể hiện bản thân để đối phương ngầm hiểu rằng bạn có thể trở thành một người vợ-người mẹ tuyệt vời như thế nào.

2. Cân nhắc về tình hình tài chính của bản thân

Đa phần phụ nữ luôn muốn có một sự ràng buộc giữa hai người trong tình yêu, trái với những gì số đông hay nghĩ, đàn ông cũng vậy. Chỉ là họ có suy nghĩ hơi khác đi một chút so với phụ nữ.

Con tim mách bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân, đấy là một điều tuyệt vời. Nhưng còn vấn đề tiền bạc thì sao ? Sẵn sàng về mặt tình cảm và sẵn sàng về mặt tài chính lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau đấy nhé. Có nhiều người chọn kết hôn như một cách để trở nên “giàu hơn”. Vậy nghe có vẻ như việc quyết định kết hôn là một suy nghĩ mang tầm vóc chiến lược chứ chẳng phải chỉ chuyện tình cảm không đâu?

Hãy cân nhắc đến việc đính hôn trước 1 năm để tiết kiệm tiền trước khi tổ chức lễ cưới. Việc cùng nhau tiết kiệm tiền vừa giúp thể hiện tình cảm với nhau vừa vô cùng thiết thực cho mối quan hệ của hai người. Hãy nhớ rằng đấy là một khoản đầu tư vào người bạn đời của mình.

Chúng ta đang sống ở thời đại mà nam nữ bình quyền. Sẽ “tình cảm” hơn rất nhiều khi cả người vợ và người chồng cùng đem đến thu nhập cho gia đình, thay vì bạn cứ chui rúc trong xó bếp mà chờ chồng về.

Đàn ông đa phần muốn vợ của họ vừa phải là một người đồng đội, vừa là một người tri kỉ và cũng vừa là một người tình. Đó phải là người họ có thể tin tưởng chứ không phải một người suốt ngày chỉ biết dựa dẫm vào họ.

3. Đây không phải là thời điểm đúng lúc

ket-hon-blogtamsuvn

Nhiều người ở giai đoạn đôi mươi thường trốn tránh những sợi dây ràng buộc bởi vì họ sợ hãi, họ sợ rằng mình chưa sẵn sàng, cuộc sống này vốn dĩ luôn đặt ra cho con người ta muôn vàn thử thách.

Khi làm công việc tư vấn, điều tôi nghe thấy nhiều nhất ở những người độ tuổi tôi đó là “Tôi muốn chờ đến khi có sự nghiệp ổn định hơn”, hay “Tôi còn rất bận bịu cho việc học hành và trau dồi bản thân”. Có nhiều lí do hợp lí để tạm hoãn những mối quan hệ nghiêm túc lại, nhưng đa phần những người đã kết hôn đều đồng ý rằng họ không bao giờ lường trước được khi nào sẽ gặp được “nửa kia” của mình. Chủ quan mà nói, không có cái gọi là “thời điểm đúng lúc”. Bạn không thể lên kế hoạch cho mối quan hệ của mình, và bạn cũng không thể nào sắp xếp được thời điểm người bạn đời tương lai xuất hiện trước mặt bạn.

Trường hợp này thường được gọi là“gặp đúng người nhưng sai thời điểm”. Bạn sẽ để họ trở thành mối tình “có duyên nhưng không nợ” của mình. Người đó sẽ kết hôn với một ai đó khác, và bạn cũng vậy. Hmm…Có lẽ không cần phải như thế, sự tương tác và những quyết định luôn trở nên vô cùng khó xử khi áp dụng lên con người và những mối quan hệ. Xác định thời điểm là một phần quan trọng khi bước vào những mối quan hệ, nhưng kế hoạch của cả cuộc đời bạn có thể hoàn toàn thay đổi vì điều này.