1. “Hãy cho tôi một ít thời gian để cân nhắc”, sau đó gọi lại nói không

Việc bạn trì hoãn câu trả lời chứng tỏ bạn là một người biết nghĩ chứ không hời hợt, trong thời gian đó vẫn giữ liên lạc với . Hơn nữa đối phương cũng hiểu rằng, bạn đã mất thời gian thật lâu mới quyết định từ chối, tức là bạn cũng có đắn đo, do dự, chứ không cự tuyệt phũ phàng. Bạn sẽ được thông cảm nhiều hơn.

10 cách từ chối đối phương khéo léo

2. “Đó là lời đề nghị rất tuyệt, nhưng tiếc quá…”

Hãy khen một cách thành tâm, sau đó lấy làm tiếc vì không thể đồng ý được. Ví dụ như bạn bè muốn bạn đi liên hoan sau khi kết thúc học kì, bạn có thể nói rằng: “Mình cực kì thích đi các buổi liên quan, lúc đó không khí lớp sôi động hẳn, không giống như lúc phải học hành. Nhưng tiếc quá, tuần này mình không thể đi được, chúng ta còn gặp nhau trên lớp dài dài mà”.

3. “Tôi đánh giá bạn rất cao, chỉ muốn làm việc/trò chuyện/chia sẻ với bạn thôi. Tuy nhiên…”

Khi bạn khen một ai đó, bạn đã xoa dịu một phần sự khó chịu nơi họ khi bạn từ chối. Cho dù vế sau bạn có khước từ thì họ cũng không chú ý lắm, họ chỉ nhớ mãi lời khen của bạn. Chẳng hạn như nếu một đồng nghiệp nhờ bạn làm việc hộ, đừng vội từ chối thẳng, hãy bảo rằng: “Trước giờ mình được biết bạn là một người làm việc rất chuyên nghiệp. Nếu được làm giúp bạn, mình sẽ học hỏi được rất nhiều thứ. Nhưng mà mình sợ mình không thể đảm nhận được công việc của bạn đâu. Nó không đúng với sở trường của mình”. Có khi bạn không cần nói vế sau, chỉ cần khen thôi, là họ thay đổi quyết định và không cần nhờ bạn giúp ấy chứ.
Ads Cơ hội lấy bằng Đại Học dành cho người đi làm
Ads Thuỷ Tiên chia sẻ tuyệt chiêu đảm bảo mi dài và cong sau 7 ngày
Ads Nguyên nhân và phương pháp giảm đau bụng kinh

4. “Tôi không thể làm việc ấy vì không được phép”

Thay vì từ chối thẳng thừng, hãy tìm một lí do khách quan nào đó, chứng tỏ rằng “không phải tôi không muốn, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc, tôi phải đành từ chối bạn thôi”. Tất nhiên lí do bạn đưa ra phải thật sự hợp lí và thuyết phục. Chẳng hạn như: “Chiều nay không thể đi chơi được, mình phải về nhà ôn tập, mai kiểm tra”, “Mình không cho bạn mượn điện thoại được, lát nữa mẹ mình sẽ gọi kiểm tra”…

10 cách từ chối đối phương khéo léo

5. “Tớ thích làm bạn với ấy hơn là người yêu, vì ấy là một người bạn tốt”

Đừng trả lời ngay lập tức rằng “Tớ chả thích ấy tí nào đâu!” vì sẽ làm người ta buồn lắm đấy. Hãy hẹn người ấy đến một quán nước nào đấy, trò chuyện vui vẻ như hai người bạn, sau đó vào thẳng vấn đề rằng, đối với bạn, người ta không có gì đặc biệt hơn những người bạn bình thường khác.

Bạn có thể nói đường vòng rằng “Tớ thích làm bạn với ấy hơn là người yêu, vì ấy là một người bạn tốt. Khi nào ấy có bồ thì giới thiệu với tớ nhé, tớ cũng sẽ giới thiệu với ấy nửa kia của tớ…”

Một người thông minh sẽ hiểu ra điều bạn muốn nói, và biết rằng dù đã thất bại 99,9% nhưng trong trái tim đối phương mình vẫn là một người bạn tốt thì cũng đủ bù đắp nỗi đau…thất tình phần nào rồi.

6. “Tôi rất lấy làm tiếc”, kèm lí do

Hãy cho người ấy thấy rằng bạn đã rất tiếc nuối và khó khăn khi từ chối ra sao . Đồng thời nêu lí do riêng của mình. Sự thẳng thắn và dứt khoát sẽ khiến đối phương tin tưởng bạn, bạn không cần phải lí giải gì nhiều nếu bạn có lí do riêng của mình.

7. “Anh quá thông minh, nổi tiếng, hấp dẫn so với em”

Khi đã có ý định chia tay thì mấy lời tâng bốc sẽ chẳng đi đâu mà thiệt. Bạn sẽ có thể an toàn bước ra cửa, trong khi anh chàng ngẩn ra cười và tưởng tượng mình là James Bond. Thậm chí còn tốt hơn khi anh ta có thể lặp lại lời giải thích với những người bạn của mình, và họ sẽ phải gật đầu cảm thông và nói “Đúng thế!”.

8. “Điều đó không phù hợp với tôi, tôi không thể trả lời được ngay lúc này”

Hãy trả lời câu này với thái độ dứt khoát, nếu bạn có việc riêng không thể nói ra. Bạn có thể giúp đỡ người ấy bằng một dịp nào khác để “bù đắp” cho họ. Câu này có thể áp dụng được khi bạn muốn từ chối lời tỏ tình.

10 cách từ chối đối phương khéo léo

9. “Ừm… không được đâu”, kèm một nụ cười thân thiện

Nếu ai đó muốn bạn làm điều gì đó cho họ nhưng bạn không thể, hãy trả lời câu này. Có thể áp dụng nếu đối phương không thân lắm với bạn. Hãy “ừm” sau đó ngưng một lúc rồi mới trả lời, để cho người ấy thấy, bạn cũng khó xử khi phải khước từ.

10. Không “yêu trong miễn cưỡng”

Khó xử trước những gì người ta đã vì bạn quá nhiều, cảm giác mang ơn thúc đẩy bạn muốn đền đáp ơn đó bằng cách…chấp nhận quen người mình không yêu? Hay khi bạn không còn cách nào để từ chối tình cảm của người ta nữa nên đành…cắn răng chịu “yêu trong miễn cưỡng”?

Đừng lầm lẫn giữa tình yêu và lòng thương hại nếu bạn không muốn người ta bị tổn thương nghiêm trọng khi nhận ra bạn chỉ muốn trả lại những gì người ta đã cho bạn.