Vỗ long đờm hay vỗ rung long đờm là phương pháp thông đờm và thông khí thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có những nguyên tắc và kỹ thuật mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi thực hiệu vỗ long đờm cho bé sơ sinh.



Hãy Cùng Phòng Khám Đức Điệp Chuyên Khoa Vật Lý Trị Liệu Trẻ Sơ Sinh tìm hiểu chi tiết nguyên tắc và cách tập vật lý trị liệu hô hấp hút đờm cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Vỗ rung long đờm là gì, khi nào cần áp dụng?

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu hô hấp, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng đàm nhớt.

Các mẹ chú ý rằng vật lý trị liệu hô hấp chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị và điều dưỡng nhé. Bác sĩ sẽ thăm khám trẻ trước để chẩn đoán bệnh và cho chỉ định vật lý trị liệu hô hấp.

Chuyên viên vật lý trị liệu lượng giá trẻ trước khi thực hiện thủ thuật, xác định tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt do ứ đọng đàm nhớt và đánh giá tình trạng chung của bé để có quyết định và chọn lựa kỹ thuật điều trị. Điều dưỡng sẽ phối hợp hút đàm nhớt với kỹ thuật viên trong quá trình tập.

Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh tuỳ theo bệnh

Nguyên tắc của phương pháp [replacer_a] là thông đờm và thông khí. Thông đờm là làm sạch đàm nhớt trong đường thở của trẻ, thông khí là làm cho sự hô hấp hít vào thở ra hiệu quả. Tùy theo từng thể bệnh mà chia làm các bước sau:

1. Cách vỗ long đờm cho trẻ bị viêm hô hấp trên

Đàm nhớt tắc nghẽn vùng mũi họng là chính nên chỉ cần làm 2 bước sau:

Kỹ thuật thông mũi họng với nước muối sinh lý

Sau đó kích thích ho, khạc đàm để tống hết đàm nhớt ra ngoài.

2. Cách vỗ long đờm cho trẻ bị viêm hô hấp dưới

Viêm hô hấp dưới bao gồm các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... Đàm nhớt tắc nghẽn sâu trong phế quản phổi nên cần kỹ thuật chuyên sâu hơn mới tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bao gồm:

Thông mũi họng như trên

Kỹ thuật giảm thể tích tốc độ chậm

Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra (chú ý trường hợp viêm tiểu phế quản có ứ khí không làm kỹ thuật này cho trẻ)

Kích thích ho, khạc đàm hoặc hút đàm bằng máy hút đàm với sự trợ giúp của điều dưỡng.

Cần lưu ý gì khi vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh?

Thực hiện tốt nhất sau bữa ăn 1-2 giờ. Thực hiện 1-2 lần/ ngày tùy theo tình trạng trẻ ứ đọng đàm nhớt nhiều hay ít.

Đối với các trường hợp trẻ yếu, khó có thể chịu đựng toàn bộ buổi tập cùng 1 lúc cũng như trẻ sơ sinh non tháng, nên chia ra nhiều lần tập ngắn trong ngày.

Thận trọng đối với trẻ mất phản xạ ho hay phản xạ ho yếu vì nguy cơ nghẹt đàm, nên phối hợp với điều dưỡng hút đàm đồng thời trong quá trình tập.

Thận trọng trong trường hợp trẻ có trào ngược dạ dày thực quản, nên tránh thao tác gây tăng áp lực ổ bụng, làm trào ngược vào phổi.

Nếu trẻ đang thở oxy, nên tăng lưu lượng oxy trong khi tập và trả lại mức cũ khi bệnh nhân trở về tình trạng ổn định như trước đó.

Nếu trẻ thở máy qua nội khí quản, nên phối hợp điều đưỡng bóp bóng khi thực hiện vật lý trị liệu hô hấp.

Không dùng thuốc long đàm, loãng đàm trong thời gian áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hô hấp này.

Trẻ được điều trị vật lý trị liệu liên tục mỗi ngày cho đến khi hết tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt. Trẻ hết nghẹt mũi, ho đàm, khò khè, đàm nhớt giảm dần, ăn ngủ dễ hơn.

Theo dõi dầu hiệu khó thở trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nếu trẻ có khó thở tăng, tím tái cần báo ngay bác sĩ và ngừng vật lý trị liệu kịp thời.

Không phải tất cả trẻ mắc bệnh hô hấp đều cần phải tập vật lý trị liệu hô hấp, ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thật sự có đờm. Ví dụ: trẻ hen suyễn, không phải lúc nào cũng nên [replacer_a] dù cũng là ho có đờm.

Đặc biệt cần lưu ý là khi trẻ đang lên cơn suyễn (thường có biểu hiện ho, nặng ngực, khò khè, khó thở) thì không nên tập vật lý trị liệu vì không hiệu quả và có khi lại làm nặng hơn tình trạng khó thở của trẻ.

Trẻ viêm thanh khí phế quản khi tập có thể kích thích trẻ khóc nhiều hơn, co thắt thanh môn làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp của trẻ.

Tác Giả: Bác Sĩ Đức Điệp Chuyên Khoa Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Trẻ Em