13. chim xanh gặp nạn
Chú Đàn coi việc chuyển thư của người con trai đến người con gái là “làm chim xanh”.
Chú khen Tường “Con là con chim xanh giỏi nhất thế gian” làm thằng nhóc sướng rơn.
Nhưng con chim xanh giỏi nhất thế gian đó cũng có ngày gặp nạn.
Chuyện Tường gặp nạn, cả tuần lễ sau nó mới bẽn lẽn kể cho tôi nghe. Tôi đã nói rồi, thằng này chẳng có chuyện gì nó chịu kể dứt một lần.
Hôm đó, như mọi lần Tường nhét lá thư của chú Đàn vào lưng quần rồi vù qua nhà thầy Nhãn.
– Chị Vinh ơi, chị Vinh!
Tường đứng ngoài sân, kêu lớn. Nhưng lần này nó không thấy chị Vinh đâu.
Người từ trong nhà đi ra là thầy Nhãn.
Nhìn bộ mặt khó đăm đăm của thầy, lúc đó Tường mới biết thế nào là sợ hãi. Nó hoàn toàn bất ngờ, ruột gan như trôi tuột đi đâu mất. Nó chợt nhớ đến con rồng hai đầu canh giữ vườn táo vàng trong câu chuyện nó vừa đọc và nhìn lom lom vào cổ áo thầy, hồi hộp chờ một chiếc đầu thứ hai mọc ra từ chỗ đó.
– Con tìm chị Vinh làm gì vậy con?
Thầy Nhãn lại gần và cất tiếng hỏi, giọng lạnh tanh.
Tường lấm lét liếc xuống vạt áo rồi ngước nhìn thầy:
– Dạ, con hỏi xin ẹ con quả chanh.
Ánh mắt thằng Tường đã tố cáo nó. Thằng Tường nói với tôi như vậy. Bàn tay thầy Nhãn lần theo tia nhìn của nó, mò vào dưới vạt áo.
Thầy rút lá thư ra khỏi lưng quần Tường rồi quay gót trở vào nhà, không nói một tiếng nào.
Mặt xanh như tàu lá, Tường đứng trơ giữa sân nắng có đến vài phút, tay chân cứng đờ, chỉ muốn khuỵu xuống.
Đến khi có thể nhúc nhích được, nó bất chợt òa ra khóc.
Tường chạy về nhà, vẫn không ngừng nức nở cho đến khi chú Đàn đang chờ sẵn ở bụi chuối sau hè dang tay ôm lấy nó.
– Nín đi con. Có chuyện gì thế?
Nghe chú Đàn hỏi, Tường càng khóc to hơn. Câu hỏi giống như mũi dao khoét vào vết thương lòng của nó, nếu có thể xem tai nạn của nó xứng đáng để gọi là “vết thương lòng”. Và thế là nó khóc tức tưởi, khóc tồ tồ như vòi nước bị hỏng khóa.
Chú Đàn vén áo nó lên, không thấy lá thư đâu, ngẫm nghĩ một lát rồi khẽ giọng hỏi:
– Con không gặp chị Vinh hở?
– Dạ… không… – Tường đáp qua tiếng khóc.
Chú Đàn thở ra:
– Con đừng khóc nữa.
Tường vẫn tiếp tục khóc, có thể nó cũng muốn ngưng lại nhưng không được. Con người ta khóc cũng giống như trời mưa. Chỉ khi nào hết nước thì trời mới thôi mưa và chúng ta mới thôi khóc.
Thằng Tường cũng vậy thôi. Nó khóc, khóc hoài. Nhưng dần dần tiếng khóc yếu đi, một hồi sau chuyển qua thút thít. Rồi tạnh hẳn.
Lúc đó nó mới rảnh rỗi để lắp bắp:
– Thầy Nhãn…
Chú Đàn xoa đầu nó:
– Chú biết rồi. Con không cần kể nữa.
Rồi chú đứng lên:
– Để chú xé giấy xếp cho con chiếc máy bay.
Chiếc máy bay giấy của chú Đàn khiến mặt thằng Tường nở ra. Nó phóng máy bay lượn vòng vèo trong vườn và quên rất nhanh những giọt nước mắt vừa tắm ướt hai gò má nó.
Tôi tặc lưỡi, khi Tường kể xong:
– Mày ngu quá. Không phải đợi đến khi nhìn ánh mắt của mày thầy Nhãn mới biết mày lận thư dưới vạt áo đâu.
Tường ngơ ngác:
– Thầy biết từ trước hở anh?
Tôi đá vào chân nó, giọng hiểu biết:
– Tao nghĩ thầy biết lâu rồi. Chả ai lại xin ớt, xin chanh, xin xì dầu hoài như thế. Có họa là hâm!

14. gió mưa là bệnh của trời
Một hôm, tôi tò mò hỏi thằng Tường:
– Mày có nhớ mày đưa thư giùm chú Đàn bao nhiêu lần rồi không?
Tường véo môi, ngập ngừng:
– Mười mấy lần.
– Nhiều thế cơ à?
– Dạ.
Tôi nheo mắt:
– Thế có lần nào mày lén mở thư ra xem chú Đàn viết gì trong đó không?
– Có một lần.
Bạ.n .Đa.ng. Đ.ọc. T.ru.yệ.n .Tạ.i .We.bs.it.e .Tr.uy.en.Gi.Cu.ng.Co..c.om. – Tường ngượng ngập đáp, mặt ửng lên như đột ngột tráng một lớp ráng chiều.
Tôi xích lại gần nó hơn:
– Chú Đàn viết gì trong đó vậy?
– Hình như là một bài thơ.
– Thơ à?
– Vâng.
– Thơ gì vậy?
– Em không biết.
– Thế mày có nhớ được câu nào không?
– Em nhớ được hai câu.
– Mày đọc tao nghe coi.
Tường đọc:
– Gió mưa là bệnh của trời / Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Tôi không biết đó là thơ Nguyễn Bính. Tôi chỉ thấy hai câu thơ hay hay, ngồ ngộ. Và tôi nhẩm hoài trong miệng để khỏi quên.
Suốt mấy ngày tôi chẳng biết làm gì với hai câu thơ đó, cho đến khi tôi chợt nhớ tới con Xin ngồi cạnh tôi trên lớp.
Xin là con bé xinh xắn, mặc dù hai gò má nó trổ đầy tàn nhang. Tôi, nó và thằng Sơn con ông Ba Huấn ngồi chung một bàn. Tôi ngồi chính giữa, nó ngồi bên phải, thằng Sơn ngồi bên trái.
Hằng ngày tôi và thằng Sơn vẫn hay trêu nó. Đang ngồi học, tôi thình lình quay sang nó:
– Ăn không, Xin?
– Ăn gì?
– Ăn xin chứ ăn gì!
Một lát đến thằng Sơn:
– Ôi, đói bụng quá! Ăn không, Xin?
– Ăn gì?
– Ăn xin!
Bị trêu “ăn xin”, lần nào con Xin cũng thút thít khóc. Nó giận dỗi ngoảnh mặt đi chỗ khác, không thèm trò chuyện với bọn tôi.
Nhưng tính nó mau quên. Qua ngày hôm sau nó lại mắc lỡm hai đứa tôi một cách dễ dàng. Nghe tôi hỏi “Ăn không, Xin?” nó lại láu táu “Ăn gì?”. Để rồi sau đó rơm rớm nước mắt cả buổi. Cả ngàn lần như vậy.
Có nghĩa cả ngàn lần tôi thấy nó khóc.
Tới lần thứ một ngàn lẻ một, tôi đột ngột hiểu ra tôi hay chọc con Xin khóc vì tôi thích mê tơi vẻ ngúng nguẩy hờn giận của nó. Nhiều đứa con gái lúc bình thường trông chẳng có gì đặc biệt nhưng không hiểu sao khi giận dỗi nom chúng đáng yêu quá chừng.
15. đồ tham lam
Tôi quyết định gửi hai câu thơ “hay hay, ngồ ngộ” kia cho con Xin.
Tôi chẳng hiểu tại sao tôi làm vậy, nhưng tôi biết là tôi không đừng được.
Có lẽ tôi muốn bắt chước chú Đàn.
Trong tâm hồn non nớt của tôi, nếu tôi là chú Đàn thì chị Vinh dứt khoát phải là con Xin.
Tôi xé tập, nắn nót viết hai câu thơ lên tờ giấy trắng rồi gấp làm tư bỏ vào phong bì.
Nhưng tôi không giúi lá thư vào tay con Xin, mặc dù điều đó thực là dễ dàng. Tôi muốn nhất nhất đều giống chú Đàn.
Giờ ra chơi tôi kéo thằng Sơn ra sau hè, móc túi lấy lá thư ra đưa cho nó:
– Lát vô học mày đưa thư này cho con Xin giùm tao!
– Thư gì vậy? Mày không tự đưa được à?
– Không được. – Tôi nói, giọng trải đời – Những lá thư như thế này người ta phải nhờ tới “chim xanh”.
– Chim xanh á? – Thằng Sơn ngẩn tò te – Chim xanh là gì?
Tôi gãi đầu:
– Chim xanh tức là… người đưa thư đặc biệt.
Tôi vỗ vai Sơn, bằng động tác đó tôi hy vọng có thể dập tắt những câu hỏi tiếp theo chắc là rất oái oăm của nó:
– Mày là chim xanh của tao.
Sợ nó từ chối, tôi hắng giọng tâng bốc:
– Chim xanh oai lắm! Không phải ai cũng làm chim xanh được đâu. Phải là người giỏi giang lắm mới làm được.
– Nhảm nhí!
Thằng Sơn phun nước bọt qua kẽ răng, nhưng nó không từ chối. Nó giương cặp mắt ti hí nhìn tôi, giọng rặt mùi hám lợi:
– Thế làm chim xanh thì tao được gì?
– Được gì hả? – Tôi ấp úng hỏi lại, hoàn toàn không chờ đợi một thắc mắc như vậy.
– Ừ. – Thằng Sơn thẳng toẹt – Đưa thư giùm mày tao phải được trả công gì chứ?
Tôi thò tay vào túi quần mò mẫm, bụng tiếc hùi hụi sao trước đây con ma treo cổ trong nhà thằng Sơn không bắt hồn nó quách cho rồi.
Tôi khoắng tay trong túi một hồi, lôi ra một vốc bi ve đủ màu.
Học trò thôn quê chẳng có lắm trò chơi như học trò thành phố, lớn tồng ngồng rồi vẫn quanh quẩn với trò chơi bi, chơi đáo và các trò con nít khác.
– Mày xem đi! – Tôi chìa nắm bi trước mặt nó – Mày được quyền lấy viên bi nào mày thích.
Sơn trợn mắt nghiêng ngó, lấy tay khều khều từng viên bi rồi liếm mép:
– Viên nào tao cũng thích hết.
– Là sao? – Tôi tròn xoe mắt.
– Tao lấy hết chỗ này. – Sơn nhăn nhở.
– Tao đập mày nghe, Sơn! – Tôi phồng mang, mặt đỏ bừng – Cả tuần nay tao mới đánh thắng được chừng này. Mày lấy hết tao lấy gì tao chơi.
– Mày không đồng ý thì thôi. – Sơn vừa nói vừa quay mình bỏ đi – Tự mày đưa thư cho con Xin đi.
Tôi thấp thỏm nhìn theo con “chim xanh”, lòng bỗng chốc rối bời.
Một chuyện như thế này mà không có “chim xanh” là hỏng bét, tệ nhất là tôi không thể giống chú Đàn được.
Cuối cùng, tôi hét lớn:
– Tao đồng ý!
Tôi tiếc nuối trút hết số bi trên tay vào tay thằng Sơn, giọng chán ghét:
– Đồ tham lam!
16. đồ lăng nhăng
Ra chơi vô, thằng Sơn có thêm một lá thư trong túi áo và một vốc bi trong túi quần, người nó tăng lên vài gam.
Nhưng nó đi rất nhanh.
Nói đúng ra nó đi nhanh là do tôi cố tình đi chậm.
Bàn ba đứa, con Xin ngồi sát tường, rồi tới tôi, rồi mới tới thằng Sơn. Nếu len vào chỗ theo thứ tự lâu nay, tôi sẽ ngáng đường thằng Sơn.
Đó là lý do tôi đi tụt lại phía sau, mắt bám chặt con “chim xanh” từng giây một.
Tôi tưởng thằng Sơn sẽ lúng túng ghê lắm, nào ngờ nó “làm nhiệm vụ” nhanh nhoay nhoáy. Nó rút lá thư trong túi áo ra, ném xoẹt ngay trước mặt con Xin, hất hàm, giọng cụt ngủn:
– Của mày nè, Xin!
– Thư gì vậy? – Con Xin rụt rè nhìn lá thư.
– Thằng Thiều gửi ày đó.
Nói xong, thằng Sơn lật đật lui ra, nhường lối cho tôi vô. So với nỗi vất vả của Tường khi đưa thư giúp chú Đàn, công sức thằng Sơn bỏ ra trong chuyện của tôi bé như hạt cát. Thái độ của nó lại lấc ca lấc cấc trông chả ra làm sao. Việc một đứa con trai lần đầu gửi thư ột đứa con gái ý nghĩa trọng đại là thế mà cử chỉ của nó ngang phè phè, lời ăn tiếng nói thì cứ như dấm vào tai người nghe.
Nhưng tôi không có thì giờ để tiếc mấy viên bi ve.
Tôi len lén ngồi vào chỗ, không dám nhìn con Xin. Nhưng qua khóe mắt tôi vẫn hồi hộp theo dõi nó và gần như nín thở khi thấy nó sè sẹ mở phong bì rút lá thư ra đọc.
Tất nhiên tôi hoàn toàn không biết được con Xin sẽ làm gì sau khi đọc hai câu thơ tôi viết cho nó. Tôi còn quá bé để có thể hình dung những bước đi của một câu chuyện tình, nếu lá thư của tôi có thể mở ra một chuyện tình bé con.
Tôi chỉ bắt chước chú Đàn. Và chỉ bắt chước nửa vời.
Tôi bài tạp tình yêu của chú, nhưng chỉ được phần nhập đề. Phần thân bài và phần kết luận bị chú lấy tay che mất. Do đó, tôi không đoán được những diễn biến tiếp theo. Tôi vẩn vơ nghĩ: Chắc là con Xin sẽ viết cái gì đó trong mẩu giấy và gửi lại cho tôi?
Tôi nghĩ và nghĩ, véo môi và véo môi. Tôi phỏng đoán con Xin sẽ làm thế này hoặc làm thế kia. Tôi mường tượng đến cả hậu quả tệ hại nhất: con Xin sẽ vò lá thư thành một quả cầu giấy và ném vào mặt tôi.
Tôi nhấp nhổm trên băng ghế, tưởng tượng lan man đủ thứ. Trừ một thứ tôi không tưởng tượng nổi: Con Xin không chửi tôi, cũng không ném trả lá thư vào mặt tôi, nó cầm lá thư bước ra khỏi chỗ và đi thẳng lên bàn thầy. Xui một nỗi, lúc đó lớp tôi đang học giờ văn của thầy Nhãn cộc tính.
Kết quả đến nhãn tiền: Thầy Nhãn kêu tôi lên bảng và trước những cặp mắt tò mò của lũ bạn, thầy bẹo tai tôi đau điếng, gần như xách hẳn người tôi lên khiến tôi suýt rớt cả tai, răng nghiến ken két:
– Yêu với chẳng đương! Làm tập làm văn chính tả còn viết sai be sai bét mà bày đặt lăng nhăng!

Theo truyennganmoingay.com